Tranh Giấy Dừa Tranh Sen 107×89
Tranh giấy Quê tôi được làm từ những cành dừa cạn, dưới phương thức đổ giấy thủ công truyền thống (tương tự cách thức seo giấy dân tộc Mông), không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất bột, tảy trắng (kể cả những hóa chất cho phép sử dụng trong ngành giấy), kết hợp kỹ thuật tạo hoa văn bằng áp lực nước trên giấy Rakusui Washi của người Nhật đã tạo nên tác phẩm hội họa đặc sắc, nguyên màu sắc của tự nhiên. Tranh sau phơi nắng vài hôm, nom như một bức phù điêu giấy ấn tượng, rồi cho lồng khung bằng loài gỗ tự nhiên tốt nhất, đánh sáng bởi hệ thống led thanh, dưới hiệu ứng thấu quang của giấy từ sợi xơ dừa này, bức tranh chợt bừng sáng lên tươi mới, ấm áp, đẹp đẽ.
Tranh với nguồn sáng vàng ấm áp tươi mới tự nhiên, là nguồn năng lượng Dương tốt lành trong phong thủy, được làm từ nguyên liệu tự thiên nhiên Sạch, cùng với những nội dung tranh mang tính biểu tượng Cát tường là ManDaLa, trở thành như một pháp khí phong thủy giúp xua đuổi Tà khí, Âm khí, đem lại điều may mắn, sức khỏe và trí tuệ cho gia chủ. Tranh phối hòa cùng những đồ thờ tạo nên không gian linh thiêng, ấm cúng, thân thiện thuần Việt rất riêng mà vẫn hòa hợp tổng thể không gian nội thất hiện đại ngày nay.
Xin phép đươc chia sẽ thêm về ý nghĩa của Tranh ManDaLa, ManDaLa xuất phát từ chữ gốc “manda” có nghĩa là “tinh túy” và hậu tố “la” được thêm vào sau này, nghĩa là “chứa đựng”. Do đó, Mandala được giải thích rõ ràng là chứa đựng sự tinh túy. Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của đức Phật.
Sự bắt đầu của một Mandala lấy trung tâm từ một dấu chấm. Đây là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn và cũng là một chủng tử – một hạt giống, là khởi điểm quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng của vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, Mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong. Chủ đích của Mandala là loại bỏ sự
ngăn cách giữa vật thể và chủ thể, Mandala được coi là một Đức Phật, Bổn Tôn.
Có thể nói sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm Mandala là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là cảnh giới linh thiêng và sự hiện diện của Mandala trên thế giới này nhắc nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm năng của vũ trụ trong bản thân mỗi người. Trong Đạo Phật, mục đích của Mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người để thành tựu giác ngộ và để đạt được chính kiến về thực tại hay bản chất chân thật của vạn pháp. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.